Phòng và điều trị quai bị ở trẻ nhỏ
Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh quai bị là gây vô sinh ở trẻ nam,phòng và điều trị quai bị ở trẻ nhỏ ngay hôm nay nếu bạn không muốn là quá muộn.
Bệnh quai bị là gì?
Quai bị do nhiễm virus paramyxovirus gây ra, bệnh có nhiều tên gọi khác như viêm tuyến mang tai dịch tễ, viêm tuyến mang tai do virus quai bị, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp, có thể gây thành dịch trong trẻ em hay thanh thiếu niên.
Tỉ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới, độ tuổi mắc bệnh nhiều nhất là 5–8 tuổi, đỉnh cao là 10–19 tuổi, người lớn ít gặp bệnh này hơn. Điều trị quai bị không đúng cách có thể gây biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới dẫn đến vô sinh.
Điều trị quai bị đúng cách và kịp thời để phòng chống biến chứng
Đối với mọi bệnh nhân khi phát hiện bệnh quai bị cần cách ly ít nhất là 2 tuần, chăm sóc sức khỏe người bệnh bằng các thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ nhai, vệ sinh răng miệng. Các biện phát giúp giảm đau: đắp ấm vùng bị sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng paracetamol.
Trong trường hợp người bệnh bị viêm tinh hoàn cần hạn chế vận động, mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau, nghỉ ngơi là chủ yếu và tuân thủ hướng dẫn điều trị quai bị của bác sĩ.
Thuốc để điều trị quai bị là corticoid, dùng liều lớn khi khởi bệnh (60mg Prednisolon) sau đó giảm dần trong 7–10 ngày tiếp theo. Không tự ý điều trị quai bị tại nhà vì các biến chứng có thể xảy ra trước, trong và sau khi phát bệnh. Trường hợp tinh hoàn bị chèn ép quá nhiều cần phẫu thuật giải áp.
Phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ nhỏ
Điều trị quai bị không bằng phòng bệnh ngay từ bé, quai bị có vắc xin phòng ngừa giúp kích thích cơ thể trẻ nhỏ sản sinh kháng thể quai bị, hiệu quả cao nhất sau khi tiêm là 6–7 tuần.
Không nên tiêm vắc xin quai bị cho trẻ dưới 1 tuổi, tuy nhiên nếu trẻ sống trong môi trường tập thể có thể tiêm phòng từ 9 tháng tuổi, thông thường được kết hợp với tiêm vắc xin phòng sởi và rubella.
Xem thêm: Theo dõi sức khỏe của trẻ sau khi tiêm ngừa
Các trường hợp cần tiêm chủng khẩn cấp để phòng quai bị chỉ dành cho trẻ 12 tháng tuổi, trẻ vị thành niên, người lớn nếu đã tiếp xúc với người bệnh quai bị nhưng trước đây không có tiền sử mắc bệnh hay chưa được tiêm ngừa. Trong trường hợp không có chống chỉ định vắc xin cần được tiêm không muộn hơn 72 giờ kể từ khi có tiếp xúc với bệnh nhân.
Cách phòng bệnh quai bị thụ động cho người tiếp xúc với virus quai bị mà chưa được tiêm vắc xin trước đó với globulin miễn dịch.
Các trường hợp không được tiêm vắc xin quai bị: trẻ dưới 1 tuổi (nếu không cần thiết), phụ nữ có thai, người bị dị ứng với vắc xin, người đang điều trị bằng tia phóng xạ hay đang dùng thuốc gây giảm miễn dịch (corticoid, thuốc điều trị ung thư).
Điều trị quai bị đúng cách để tránh biến chứng cho người bệnh, không tự ý điều trị tại nhà tuy quai bị là bệnh lành tính nhưng bạn sẽ không muốn đối đầu với hệ lụy về sau.
Cài đặt ứng dụng chăm sóc sức khỏe AloDoctor để cập nhật kiến thức sức khỏe mỗi ngày, ngoài ra nếu có vấn đề sức khỏe trong cuộc sống hãy chia sẻ với chúng tôi để các bác sĩ chuyên khoa cho bạn lời khuyên hoàn toàn miễn phí tất cả các bước.
Nguồn: http://alodoctor.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/phong-va-dieu-tri-quai-bi-o-tre-nho.html
Comments