Quảng cáo thương mại được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo thương mại quy định “Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.”
Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình.
Như vậy, quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân, là việc thương nhân sử dụng các phương tiện để giới thiệu với khách hàng về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình. Để tiến hành hoạt động quảng cáo thương mại, thương nhân phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về quảng cáo thương mại.
1. Chủ thể có quyền quảng cáo thương mại:
Theo quy định của luật Thương mại 2005, quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân. Do đó, chủ thể có quyền quảng cáo thương mại chỉ có thể là thương nhân. Theo quy định tại Điều 103 Luật thương mại năm 2005:
” Điều 103. Quyền quảng cáo thương mại
1. Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài được phép hoạt động thương mại tại Việt Nam có quyền quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện việc quảng cáo thương mại cho mình.
2. Văn phòng đại diện của thương nhân không được trực tiếp thực hiện hoạt động quảng cáo thương mại. Trong trường hợp được thương nhân ủy quyền, Văn phòng đại diện có quyền ký hợp đồng với thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại để thực hiện quảng cáo cho thương nhân mà mình đại diện.
3. Thương nhân nước ngoài muốn quảng cáo thương mại về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình tại Việt Nam phải thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại Việt Nam thực hiện.”
Như vậy, Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, chi nhánh thương nhân nước ngoài được phép hoạt động thương mại tại Việt Nam đều có quyền tự mình quảng cáo hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện việc quảng cáo thương mại cho mình. Còn đối với Văn phòng đại diện của thương nhân và thương nhân nước ngoài thì quyền quảng cáo bị thu hẹp hơn, đó là không được phép trực tiếp quảng cáo mà phải thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo để quảng cáo hàng hóa, dịch vụ của mình.
2. Điều kiện quảng cáo thương mại
Để tiến hành quảng cáo thương mại, Thương nhân phải đáp ứng đầy đủ các quy định về quảng cáo tại Điều 20 Luật Quảng cáo năm 2012:
“Điều 20. Điều kiện quảng cáo
1. Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
3. Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.
4. Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
a) Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật về y tế; phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt;
b) Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế;
c) Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tếphải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp;
d) Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc quy định tại khoản 4 Điều 7 của Luật này phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dinh dưỡng sản xuất trong nước; đối với sản phẩm dinh dưỡng nhập khẩu thì phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất và giấy phép lưu hành;
đ) Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn;
e) Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định của pháp luật;
g)Quảng cáo trang thiết bị y tế phải có giấy phép lưu hành đối với thiết bị y tế sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế nhập khẩu;
h) Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vậtphải có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật. Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật phải có giấy phép kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp;
i) Quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y phải có giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm;
k) Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.”
Như vậy, khi tiến hành hoạt động quảng cáo, thương nhân thực hiện quảng cáo thương mại phải đáp ứng các điều kiện về quảng cáo. Do hàng hóa dịch vụ đặc biệt sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường nên với từng sản phẩm sẽ có những điều kiện riêng và có phần nghiêm ngặt hơn so với những sản phẩm dịch vụ khác.
3. Phương tiện quảng cáo thương mại
Phương tiện quảng cáo thương mại là công cụ được sử dụng để giới thiệu các sản phẩm quảng cáo thương mại. Phương tiện quảng cáo thương mại bao gồm:
+ Các phương tiện thông tin đại chúng : Báo chí, Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.
+ Các phương tiện truyền tin: Băng, đĩa CD,VCD,…
+ Các loại xuất bản phẩm: sách, báo,…
+ Các loại bảng, biển, băng- rôn, pa-nô, áp-phích, vật thể cố định, màn hình chuyên quảng cáo, các phương tiện giao thông hoặc các vật thể di động khác;
+ Các phương tiện quảng cáo thương mại khác Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao,…
Phương tiện Quảng cáo rất đa dạng phong phú, thương nhân có thể chọn một trong các phương tiện quảng cáo trên hoặc kết hợp các phương tiện quảng cáo để tăng hiệu quả cho việc quảng cáo thương mại của mình. Khi sử dụng các phương tiện quảng cáo, thương nhân phải tuân thủ các quy định pháp luật về báo chí, xuất bản, thông tin,… Tuân thủ các quy định về địa điểm quảng cáo, mức độ, thời lượng, thời điểm quy định đối với từng loại phương tiện thông tin đại chúng.
4. Quảng cáo thương mại bị cấm
Khi tiến hành hoạt động quảng cáo, thương nhân cần lưu ý những hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm theo quy định tại Điều 109 Luật Thương mại năm 2005. Cụ thể các hoạt động quảng cáo bị cấm bao gồm:
+ Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
+ Quảng cáo có sử dụng sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và trái với quy định của pháp luật.
+ Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc cấm quảng cáo.
+ Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên và các sản phẩm, hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng trên thị trường Việt Nam tại thời điểm quảng cáo.
+ Lợi dụng quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân
+ Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác.
+ Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hoá, dịch vụ.
+ Quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng cách sử dụng sản phẩm quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; sử dụng hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo khi chưa được tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
Để có được dịch vụ làm biển quảng cáo tốt nhất hãy liên hệ đến Quảng Cáo TLP tại lambienquangcao.org
Comments