Những nguyên tắc phối màu trong thiết kế nội thất phổ biến cần phải biết

Posted by Vũ Có
3
Apr 25, 2021
391 Views

Màu sắc luôn đóng vai trò quan trọng trong mọi công trình thiết kế. Với mỗi thiết kế bạn cần nắm rõ các nguyên tắc phối màu cơ bản để hiện thực hóa sản phẩm của mình đúng đẹp, không tạo cảm giác rối rắm, nhức mắt. Cùng đi tìm hiểu các nguyên tắc phối màu trong thiết kế nội thất cơ bản nhất trong bài viết dưới đây. 




Monochromatic – Phối màu đơn sắc


Phối màu đơn sắc là nguyên tắc phối màu trong thiết kế nội thất phổ biến và quan trọng. Khi sử dụng nguyên tắc này bạn chỉ dùng một màu chủ đạo hoặc dùng nhiều kiểu sắc độ khác nhau trong cùng một màu để chúng cộng hưởng với nhau.


Vì không cầu kì và phức tạp nên màu đơn sắc nhìn dễ chịu với nhiều người. Tuy nhiên vì sự đơn giản này mà đôi lúc sản phẩm có phần đơn điệu. Bạn sẽ gặp khó khăn để tạo điểm nhấn với một số chi tiết trong không gian của mình.


Phối màu đơn sắc thường được sử dụng khá nhiều trong những thiết kế nội thất mang phong cách tối giản và phẳng. Sự đơn giản mang lại tính tập trung vào chi tiết mà chủ nhà muốn hướng đến. Cách phối màu đơn sắc còn được sử dụng làm cho các đồ dùng đơn giản trở nên sắc nét và thu hút hơn.


Phối màu tương đồng (Analogous)


Nguyên tắc phối màu trong thiết kế nội thất tương đồng (Analogous) hay còn gọi là ba màu liền kề nhau. Sử dụng màu tiếp cận rất tốt với những màu kế bên nó trên vòng tròn màu. Tạo nên kiểu phối màu nhã nhặn và thu hút người xem. 


Quy tắc phối màu theo kiểu tương đồng thường đa dạng về màu sắc hơn so với phối màu đơn sắc tuy nhiên bạn cần phân biệt rõ ràng các nội dung trên tác phẩm thiết kế. Pha trộn màu sắc có thể khiến người xem nhức mắt do đứng cạnh nhau trên vòng tròn nhưng cũng có thể giúp thiết kế êm dịu, vừa mắt nếu tận dụng thành công. 

Phối màu bổ túc trực tiếp (Complementary)


Phối màu bổ túc trực tiếp (Complementary) là nguyên tắc sử dụng những cặp màu đối xứng nhau trên vòng tròn màu để tạo nên những mảng màu sử dụng. Điểm cộng cho nguyên tắc sử dụng này đó là mang đến những mảng màu tràn đầy năng lượng cho ngôi nhà. 


Những cặp màu đối xứng khi sử dụng có thể mang lại điểm nhấn cho các chi tiết quan trọng cho công trình của mình. Một điểm lưu ý đó là với việc sử dụng màu sắc đối lập như vậy sẽ không phù hợp với các công trình của mang phong cách của sự thư giãn và nhẹ nhàng.


Phối màu bổ túc bộ ba (Triadic)


Nguyên tắc phối màu trong thiết kế nội thất an toàn nhất đó là phối màu bổ túc bộ ba. Đây là phương pháp phối màu sử dụng ba màu nằm ở ba góc khác nhau của vòng tròn màu tạo nên một hình tam giác cân.


Vì sử dụng ba màu ở 3 góc khác nhau trên vòng tròn màu nên khi kết hợp lại chúng lại bổ sung cho nhau tạo được tính cân bằng tổng thể cho tác phẩm. Sự cân bằng này đến từ sử dụng 3 màu sắc cùng lúc. Chính vì được áp dụng nhiều nên nhiều khi bạn sẽ thấy đơn điệu, an toàn và thiếu tính sáng tạo. 

Phối màu bổ túc xen kẽ (Split-complementary)


Phối màu bổ túc xen kẽ (Split-complementary) là nguyên tắc hữu ích giúp bạn gây ấn tượng mắt đến người xem ngay từ ban đầu. Nguyên tắc tạo nên bởi ba màu nằm ở ba góc khác nhau trên vòng tròn màu và tạo nên một đường chéo cân. 


Trong một vài trường hợp bạn có thể sử dụng thêm một màu thứ tư với điều kiện màu này phải đối xứng với một trong hai màu tạo nên đáy hai đường chéo nhau đó. Vì tính linh hoạt màu nên nguyên tắc này nên các thiết kế có thể tạo ra nhiều tác phẩm mới lạ, cơ hội khám phá tìm kiếm được các cặp màu lạ, độc đáo. 


Phối màu bổ túc bộ bốn (Rectangular Tetradic hay Compound Complementary)


Nguyên tắc phối màu bộ bốn là nguyên tắc phức tạp nhất trong số các nguyên tắc phối màu trong thiết kế nội thất. Nếu bạn chịu bỏ thời gian, đầu tư công sức tìm tòi để làm chủ màu sắc thì có thể mang lại hiệu quả bất ngờ, mang lại công trình mới mẻ, phù hợp với xu hướng thiết kế hiện nay. 


Trên đây là một số nguyên tắc phối màu trong thiết kế nội thất được sử dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc. 


Biên tập: https://kesieuthi.info/



Comments
avatar
Please sign in to add comment.