Chia Sẻ Chế Độ Ăn Cho Người Tiểu Đường Tuýp 2 Từ Bác Sĩ Chuyên Khoa
Chủ Đề: Chế Độ Ăn Cho Người Tiểu Đường Tuýp 2
Để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 tốt nhất, bệnh nhân nên tham khảo các lời khuyên của bác sĩ và chuyên gia về chế độ dinh dưỡng, ăn uống hợp lí.
1. Những con số thống kê về bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường, hay còn gọi là Đái tháo đường, là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Đây là nguyên nhân tử vong xếp thứ 3 thế giới sau bệnh ung thư và tim mạch.
Theo ước tính phạm vi toàn cầu trong năm 2017 của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF):
- Một trong 11 người trưởng thành (20-79 tuổi) bị tiểu đường (425 triệu người)
- Một trong 2 người trưởng thành (20-79 tuổi) bị tiểu đường không được chẩn đoán (trên 212 triệu người)
- 12% chi phí cho y tế của toàn thế giới được chi cho bệnh tiểu đường (727 tỷ USD)
- Một trong 6 trẻ được sinh ra (16,2%) bị ảnh hưởng bởi đái tháo đường thai kỳ
- Ba phần tư (79%) số người bị tiểu đường sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình
Theo ước tính của IDF đến năm 2045:
- Một trong 10 người trưởng thành (20 – 79 tuổi) sẽ bị tiểu đường (629 triệu người)
- Chi phí y tế liên quan đến tháo đường sẽ vượt quá 776 tỷ USD
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết tại Việt Nam, hiện có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh tiểu đường. Con số này dự báo sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040.
Tuy nhiên có đến khoảng 70% số người mắc bệnh tại Việt Nam chưa được chẩn đoán và phát hiện. Đái tháo đường được quản lý tại các cơ sở y tế mới chỉ khoảng 28,9%.
Theo PGS.TS Tạ Văn Bình (Chủ tịch Hội Người giáo dục bênh đái tháo đường Việt Nam): Việt Nam không phải là quốc gia có tỷ lệ bệnh tiểu đường lớn nhất thế giới, nhưng bệnh tiểu đường ở Việt Nam phát triển nhanh nhất thế giới”
Một thực tế cho thấy, người mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam đang có xu hướng trẻ hóa, thường ở độ tuổi 30 – 65 tuổi, thậm chí ở cả trẻ vị thành niên.
Theo những con số thống kê trên cho thấy, số người bị bệnh tiểu đường đang ở tình trạng báo động nguy hiểm trên toàn cầu nói chung và cả Việt Nam nói riêng.
2. Khái quát về bệnh tiểu đường tuýp 2
Theo định nghĩa đơn giản nhất, bệnh tiểu đường là tình trạng đường trong máu quá cao.
Bệnh tiểu đường có hai dạng là bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2. Trong đó, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 chiếm khoảng 90% số người mắc bệnh tiểu đường, đối tượng chủ yếu trên 40 tuổi và người béo phì.
Trong những trường hợp này, tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc kháng với insulin, không cho insulin chuyển đường từ máu vào các tế bào.
Người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 thường có các triệu chứng bao gồm:
- Nhìn mờ
- Mệt mỏi
- Ăn nhiều nhưng vẫn mau đói
- Uống nước nhiều nhưng vấn mau khát
- Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm
- Vết thương lâu lành
- Đau và tê ở chân hoặc tay
- Sụt cân không rõ lý do
Để có thể chẩn đoán bệnh tiểu đường, các bác sĩ sẽ nhận định thông qua các loại xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm nồng độ đường huyết lúc đói
- Xét nghiệm dung nạp Glucose
- Xét nghiệm Hemoglobin A1C
- Xét nghiệm máu ngẫu nhiên (lúc không đói)
Các chuyên gia khuyên rằng, người bị tiểu đường tuýp 2 cần có chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học mới có thể duy trì sức khỏe ở tình trạng tốt.
Sau đây sẽ là những lời khuyên về chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 từ các bác sĩ.
3. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên gì về chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường tuýp 2?
Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 có mức độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết.
Trong thực tế, nhiều bệnh nhân kiêng khem nhiều món và không dám ăn nhiều. Lâu ngày, thói quen này sẽ dẫn đến việc thiếu chất dinh dưỡng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ba yếu tố quan trọng mà bệnh nhân cần nắm rõ bao gồm:
- Ăn uống đúng cách
- Uống đúng thuốc
- Vận động thể dục điều độ
Đối với chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 cần đạt được nhu cầu năng lượng tính theo thể trạng và tính chất lao động như sau:
Chế độ ăn phải đảm bảo đầy đủ lượng gluxit, protit và lipit cần thiết cho cơ thể. Trong đó lượng gluxit chiếm 50% lượng calo chung của khẩu phần, protit chiếm 15% và lipit chiếm 35%
Phương thức chế biến thức ăn chủ yếu nên là luộc, hầm hoặc nướng, không nên dùng cách chiên xào nhiều.
Ở bệnh nhân tiểu đường, đường huyết tăng cao sau bữa ăn. Vì vậy, bệnh nhân nên ăn nhiều lần theo từng bữa nhỏ và phân bổ lượng calo cho thích hợp.
4. Áp dụng chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 ra sao?
Đối với thức ăn chứa tinh bột
Một nguyên tắc nên nhớ trong chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 là: lượng tinh bột đưa vào cơ thể cho người bệnh tiểu đường nên bằng khoảng 50% – 60% người thường.
Người bệnh tiểu đường cần cẩn thận đong đếm lượng tinh bột trong mỗi bữa ăn để giữ mức độ đường huyết ở phạm vi an toàn.
Tinh bột có hai dạng: dạng phức và dạng đơn. Cơ thể con người chuyển hóa mọi dạng tinh bột thanh glucose hay đường trong máu. Tuy nhiên, tinh bột dạng phức cho phép mức glucose tăng chậm, trong khi dạng đơn được chuyển hóa rất nhanh.
Thực phẩm chứa tinh bột dạng phức còn là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ. Rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Những loại thực phẩm chứa tinh bột dạng phức bao gồm:
- Ngũ cốc nguyên cám: gạo lứt, lúa mì lứt, kê lứt, yến mạch,…
- Rau củ: cà rốt, củ cải, củ sen, sắn dây, bắp cải, bông cải, bí đỏ, hành tây, tía tô, bồ ngót, chùm ngây, xà lách,…
- Đậu: đậu đỏ, đậu nành, đậu phụ,…
- Trái cây đúng mùa: bơ, táo, cherry, gấc,…
Đối với thực phẩm chứa chất đạm
Trong chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2, lượng đạm cần cao hơn so với người bình thường và nên đạt 15% – 20% trên tổng số calo nạp vào mỗi ngày (người bình thường là 12% – 14%). Nếu người bệnh đã có biến chứng về thận thì nên tiêu thụ protein ít hơn 10% lượng calo hàng ngày để giảm gánh nặng cho thận.
Đạm, hay còn gọi là protein, là chất căn bản trong sự sống của mọi tế bào, là thành phần của các mô cấu tạo và bảo vệ cơ thể cũng như tế bào mềm ở các cơ quan. Đạm giúp cơ thể tăng trưởng và cơ quan nội tạng hoạt động.
Protein là loại không thể tích trữ như các chất dinh dưỡng khác nên con người cần nạp protein mỗi ngày.
Người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 nên sử dụng phối hợp cả protein động vật và protein thực vật.
- Protein động vật có lợi: thịt cá, gia cầm (bỏ da), trứng,…
- Protein thực vật có lợi: các loại đậu, vừng, lạc,…
Người bệnh không nên ăn các loại thịt có màu đỏ như bò, lợn, dê,…
Ăn thịt đỏ nhiều rất có hại vì làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường và tăng khả năng kháng với insulin khiến bệnh thêm nguy hiểm.
Đối với thực phẩm chứa chất béo
Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 cũng cần hạn chế mỡ. Các bác sĩ khuyên lượng cholesterol đưa vào cơ thể phải dưới 300 mg mỗi ngày.
Chất béo có tác dụng điều hòa quá trình chuyển hóa trong cơ thể, cấu tạo màng tế bào, bảo vệ cơ thể trước những thay đổi nhiệt độ, dự trữ năng lượng.
Chất béo còn có chức năng vận chuyển các vitamin tan trong dầu như A, D, E, F, K và cung cấp acid béo cần thiết để tạo năng lượng (1g chất béo đốt cháy trong cơ thể cho 9kcal).
Khoa học chia chất béo làm hai loại: bão hòa và không bão hòa.
Chất béo bão hòa có tính đông đặc trong nhiệt độ bình thường. Loại này tìm thấy nhiều trong thịt, mỡ, lòng đỏ trứng gà, sữa và các chế phẩm từ sữa như phomai, kem, bơ,…
Chất béo bão hòa rất có hại cho sức khỏe vì có thể gây nghẽn mạch máu. Người bị tiểu đường tuýp 2 không nên nạp chất béo bão hòa vào cơ thể.
Chất béo không bão hòa là loại không đông đặc ở nhiệt độ bình thường. Loại này tìm thấy chủ yếu trong dầu thực vật như dầu đậu nành, dậu olive, dầu mè. Đây là chất béo tốt vì có khuynh hướng làm giảm cholesterol trong máu và là những acid béo thiết yếu.
Rau, trái cây tươi
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 cần bổ sung 400gam rau quả và trái cây tươi mỗi ngày.
Những loại thực phẩm này vừa có công dụng bổ sung vitamin, muối khoáng tốt nhất vừa có tác dụng chống lão hóa tốt.
Người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống. Chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm chậm hấp thu đường và giảm mức tăng đường sau khi ăn.
Tuy nhiên người bị bệnh tiểu đường nên tránh các loại trái cây có lượng đường cao như xoài, dưa hấu, nhãn,….
Thay vào đó, người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên thường xuyên ăn: củ cải, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina, bưởi, cam, quýt, táo,…
Đối với thực phẩm chứa chất ngọt
Chất ngọt là loại thực phẩm làm bệnh tiểu đường ngày càng trở nặng. Các bác sĩ vẫn thường đưa lời khuyên rằng: chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 cần tránh xa các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, trái cây khô chứa đường nhân tạo,…
Ngoài ra, người bị tiểu đường cũng nên tránh xa rượu bia, các loại thức uống có cồn, chứa chất kích thích. Những loại thức uống này khi kết hợp cùng các loại thức ăn có đường khác sẽ khiến cho lượng đường trong máu gia tăng nhanh mà không kiểm soát được.
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, bệnh nhân tiểu đường còn cần có thói quen luyện tập thể dục thường xuyên. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị và ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Vì thể dục có ảnh hưởng tích cực đến quá trình chuyển hóa glucose trong máu và hoạt động của insulin trong cơ thể.
Người bệnh tiểu đường nên tập các bài thể dục như bơi lội, đạp xe và đi bộ.
Những bài tập thể dục nên tránh gồm: mang vác vật nặng quá sức và chạy bộ quá lâu, vượt quá mức chịu đựng khiến cơ thể kiệt sức.
Trên đây là những lời khuyên hữu ích về chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2. Chúng tôi mong rằng, bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích liên quan đến căn bệnh này. Hãy gửi lại câu hỏi cho chúng tôi nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
nguồn : http://thucphamchonguoibenh.com/chia-se-che-cho-nguoi-tieu-duong-tuyp-2-tu-bac-si-chuyen-khoa/
Comments