Tìm hiểu nguyên nhân đau cổ tay khi tập thể hình
Nguyên nhân gây chấn thương cổ tay khi tập thể hình
- Trong các bài tập thể hình thì các động tác về tập cơ tay, nâng tạ, lên xà đơn, đẩy ngực, tập với thanh tạ thẳng là những bài tập dễ gây đau cổ tay khi tập thể hình nhiều nhất
Nằm nâng tạ dễ bị đau cổ tay khi tập thể hình
- Trong các tư thế tập tạ thì bài tập nằm nâng tạ rất dễ bị chấn thương, người tập sơ ý chút là có thể gây ra tổn thương vai và cổ tay, nguyên nhân có thể do bong điểm bám dây chằng cơ xương cổ tay, xương bả vai
- Cơ thể bị đau nhức do trong quá trình tập luyện cơ bắp giãn quá sức bị tổn thương, giãn cơ, giãn xương. Các dây thần kinh cơ hoạt động mạnh bị giãn ra, khi vận động làm các khối xương chèn ép gây đau cho người luyện tập
- Cơ thể bị thiếu nước khi tập luyện làm máu đặc lại và lưu thông kém hơn dễ gây đau cổ tay khi tập thể hình
- Cổ tay bị đau không chỉ do luyện tập không đều, các nhóm cơ chịu lực không đều gây ra việc ép cơ quá mức và sau đó lại nghỉ ngơi không diễn ra liên tục.
Cách phòng ngừa và giảm đau cổ tay khi tập thể hình.
Khi bị chấn thương cổ tay cần:
- Chườm đá lên vùng bị thương: cho đá vào 1 túi vải chườm lên vùng tổn thương khoảng 15 – 20 phút, mỗi ngày chườm 3-4 lần đồng thời nâng cao cổ tay để giảm sưng nề do khi thấp cổ tay máu sẽ dồn về cổ tay và tụ huyết lại.
- Để tay nghỉ ngơi hoàn toàn khi bị chấn thương
- Dùng nẹp cổ tay lại hoặc băng cố định cổ tay để các khớp không bị lệch
- Nắn sửa không đúng cách làm tình trạng đau cổ tay khi tập thể hình ngày càng nặng hơn
- Uống nước đầy đủ khi tập luyện giúp giải độc tố trong cơ thể, thư giãn gân cốt giúp giảm đau hiệu quả
Uống nước đầy đủ giảm đau cổ tay khi tập thể hình
- Khởi động kỹ cho cơ thể nóng trước khi bắt đầu luyện tập, giúp các khớp tránh khỏi tình trạng đau nhức, các khớp từ tình trạng nghỉ ngơi được quen dần với sự vận động nhẹ đến mạnh.
- Quá trình tập luyện phải đều đặn, tập từ bài nhẹ nhàng đến phức tạp, nếu bị đau cổ tay khi tập thể hình thì phải rút ngắn lại thời gian tập và tập những bài cơ bản.
- Ngoài các cách trên, người bệnh không tự ý xoa bóp các loại dầu nóng vào vùng chấn thương, để chắc chắn nên đến bác sỹ kiểm tra và có hướng điều trị tốt hơn, để không ảnh hưởng đến việc luyện tập và sinh hoạt hằng ngày
- Ngoài đau cổ tay khi tập thể hình thì còn có những tổn thương khác như đau cột sống, đau nhức cơ bắp, chuột rút, đau cổ…
- Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho những người tập thể hình.
Zing Blog
Comments