7 dieu can kieng ky trong dam tang
Theo quan niệm của người Việt, tang lễ là việc đại sự. Vì vậy, để tránh những điều xui xẻo khác sẽ không tiếp diễn, hãy đặc biệt ghi nhớ những điều kiêng kỵ sau. Mời các bạn cùng Lịch vạn niên tìm hiểu nhé!
1/ Người dự đám tang ăn mặc lòe loẹt, hở hang
Trang phục phù hợp nhất khi đi dự lễ khâm liệm, an táng hay cải táng là màu đen hoặc trắng. Mặc những đồ lố lăng, lòe loẹt, hở hang là điều cần tránh.
Ngoài ra, phụ nữ có thai, trẻ em hoặc những ai bị chó dại cắn không nên đi tới đám tang. Họ có thể bị nhiễm hơi lạnh từ thi thể người mất vì ốm đau, bệnh tật, không tốt cho sức khỏe và cả mặt phong thủy theo âm lịch.
Trong trường hợp nhà có trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai sống gần gia đình có tang, nên đặt lò than đốt vỏ bưởi hoặc bồ kết để trừ uế khí.
2/ Kiêng để chó, mèo nhảy qua xác người chết
Khi thi hài chưa được đặt vào quan, người thân thường phải cử nhau coi giữ ngày đêm để tỏ lòng thương tiếc. Bên cạnh đó, việc coi giữ này nhằm tránh chó mèo nhảy qua xác người mất, tránh hiện tượng quỷ nhập tràng (tức là người chết bật dậy để bắt người).
3/ Khi khâm liệm, tránh để nước mắt rơi xuống
Không để nước mắt rơi xuống khi khâm liệm, vì con cháu sẽ làm ăn khó khăn, vì vậy người khâm niệm không được khóc. Người chứng kiến dù thương xót người quá cố đến đâu cũng phải đứng xa một quãng để tránh nước mắt bị nhỏ vào thi hài.
4/ Kiêng đi nhanh khi khiêng linh cữu
Dân gian có tục giữ cho thi hài người chết được nằm yên, cho nên khi khiêng linh cữu cần phải nhẹ nhàng, thậm chí còn phải cố tình khiêng chậm để thể hiện sự lưu luyến với người đã khuất.
5/ Khi về vẫn cố quay đầu lại
Hạ huyệt người đã khuất xong, khi ra về, những người đưa tang phải tuyệt đối tránh quay đầu lại.
6/ Kiêng lấy vợ, lấy chồng khi đang để tang cha mẹ
Thời xưa, khi cha mẹ mất, con cái thường phải để tang ba năm. Trong thời gian đó, người ta kiêng không được lấy vợ, lấy chồng vì nếu không sẽ bị làng xã khinh rẻ vì tội bất hiếu với cha mẹ, tổ tiên.
Ngày nay, xem bói bài cho biết việc kiêng cữ không còn kỹ lưỡng như trước nhưng nhiều gia đình vẫn thường kiêng cưới vợ, gả chồng cho con khi chưa làm giỗ đầu cho người quá cố.
7/Chôn đồ dùng của người sống cùng người chết hay dùng đồ thừa của người chết
Khi chôn cất người chết, kiêng dùng quần áo hay đồ dùng của người còn sống cho người mất vì như vậy là người mất đã mang đi một phần của người sống, khiến người đó có thể bị ngớ ngẩn, hay quên.
Ngoài ra, người sống cũng kiêng nằm giường thừa, mặc quần áo thừa, dùng đồ thừa của người chết để lại.
Comments