1. NHẬP HÀNG VÔ TỘI VẠ
Vì ham lấy đủ số để được chương trình mà không biết cân đối lại tồn kho. Nếu bạn đang tồn nhiều sữa của hãng A thì hãng B và C đến chào chương trình cũng hãy hẹn dịp khác. Hãy nhớ tập trung vào bán A trôi nhanh đã
tồn kho nhiều sẽ làm chậm xoay vòng vốn kinh doanh, gia tăng thêm chi phí.
2. KHÔNG KIỂM KÊ HÀNG HÓA THƯỜNG XUYÊN
Bạn không có ghi chép thống kế lại tồn kho? Bạn không biết sản phẩm còn bao nhiêu? Sản phẩm nào sắp hết?, sản phẩm nào sắp hết? Hàng nào tồn khi lâu? Chính điều này sẽ khiến chủ cửa hàng mất cả vốn lẫn lãi như chơi khi không thể
quản lý kho và kiểm soát hàng hóa.
Hãy nhớ thường xuyên theo dõi và kiểm kê hàng hoá. Tối thiểu mỗi tháng một lần, hoặc tốt hơn là 2 tuần 1 lần. Xem thử số lượng hàng hóa có khớp với những dữ liệu lưu trong excel hoặc Phần mềm quản lý bán hàng hay không. Tránh tình trang hàng họ bị "lãng quên" hàng trong kho và khi đem ra thì đã hết date.
3.KHO HÀNG THIẾU TỔ CHỨC
Chính yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến 2 điều mình vừa kể trên.
Một số chủ cửa hàng khác lại có thói quen bày biện hàng hóa khắp nơi. Cứ có chỗ nào còn trống là họ lại nhét thêm hàng vào, khiến cho kho hàng trở nên bừa bộn, thiếu tổ chức. Với một kho hàng thiếu tổ chức, có thể bạn sẽ gặp nhiều vấn đề như: phải tốn rất nhiều thời gian để tìm kiếm hàng hóa, khó di chuyển khi lấy hàng, chuột bọ cắn phá hàng, không kiểm soát được hàng lâu ngày… Vì thế, các loại
giá để hàng trong kho ra đời chính là để giải quyết vấn đề này.
Comments