Lucky88 đưa tin: Thua Chelsea ngay trên sân nhà, Tottenham chính thức khủng hoảng
Việc ngôi sao số 1 Harry Kane dính chấn thương càng làm tình hình của Tottenham thêm tồi tệ. Lần đầu tiên trong sự nghiệp, Mourinho đã thua liền 3 trận ở Premier League sau cuộc đón tiếp đối thủ cùng thành phố Chelsea vào đêm qua. Quan trọng hơn, Spurs tiếp tục chơi cực kỳ bạc nhược.
Xem thêm: Cá cược bóng đá
Chung cuộc: Tottenham 0-1 Chelsea
Ghi bàn: Jorginho pen 24'
Cho tới đầu tháng 12 năm ngoái, mùa giải 2020/21 vẫn diễn ra rất ổn với Tottenham khi họ dẫn dầu Premier League sau 11 vòng đầu tiên (thắng 7, hòa 3 và thua 1). Dĩ nhiên, Spurs được nhìn nhận là ứng viên sáng giá cho chức vô địch. Tuy nhiên, kể từ vòng 12 tới nay, thầy trò Jose Mourinho đã trượt dài. Cụ thể, 9 vòng gần nhất, Tottenham chỉ thắng 2 (thua 4). Nếu có BXH cho giai đoạn này, Spurs thậm chí xếp tận thứ 15.
Tottenham vs Chelsea
Lối chơi của Tottenham giai đoạn gần đây thật sự đã xuống cấp ở cả khía cạnh tấn công lẫn phòng ngự. Trên hàng công, ngay cả khi còn "đầu lĩnh" Harry Kane, họ cũng không còn giữ được sự bùng nổ khi ghi vẻn vẹn ... 11 bàn sau 9 vòng trở lại đây mà trong đó riêng 2 trận gặp Leeds và Sheffield Utd đã chiếm đến 6 bàn. Thế nên khi Kane chấn thương, Tottenham tất nhiên trở nên cực kỳ bế tắc. Vắng Kane, Son Heung-min mất đi nguồn cung cấp bóng chất lương nên toàn phải tự mình lùi sâu kiếm bóng, dẫn lên, rồi dứt điểm.
Gareth Bale từng được kỳ vọng sẽ phần nào khỏa lấp khoảng trống của Kane. Nhưng Bale đơn giản chỉ là nỗi thất vọng tràn trề, Tất cả khiến chất lượng tấn công của Tottenham ở mức rất tệ. Không những vậy, hàng thủ Spurs bây giờ cũng không còn chắc chắn. Tottenham của Mourinho vốn dĩ được hình thành dựa trên khả năng phòng ngự phản công. Nhưng 9 vòng gần nhất, số bàn thua của Spurs lên tới con số 12, tức còn nhiều hơn cả số bàn thắng ghi được.
Bên kia chiến tuyến, Chelsea thực ra cũng đang trong giai đoạn khó khăn nếu không họ đã chẳng phải sa thải HLV Frank Lampard cách đây 2 vòng. Tuy nhiên, tân thuyền trưởng Thomas Tuchel đã sớm tạo ra vài dấu ấn ban đầu. Sơ đồ 3-4-3 (hoặc 3-4-1-2) với sức công phá mạnh hơn được Tuchel triển khai. Những điểm sáng cũng dần xuất hiện. Chẳng hạn Hudson-Odoi chơi xuất sắc khi được tin tưởng hay cặp đôi hậu vệ mới toanh (so với thời Lampard) Marcos Alonso vs Cesar Azpilicueta cũng cho thấy mình không hề hết thời.
Chelsea của Tuchel được xây dựng dựa trên khả năng kiểm soát bóng vượt trội, với xu hướng chuyền lên phía trên. Ngoài ra, không thể phủ nhận chất lượng nhân sự tổng thể của Chelsea cũng tốt hơn so với Tottenham. So với trận thắng Burnley ở vòng trước, Thomas Tuchel chỉ có duy nhất một sự điều chỉnh trong danh sách xuất phát khi Reece James thay thế Tammy Abraham.
Tất nhiên James sẽ không phải thi đấu trên hàng công mà đảm nhận vai trò chạy cánh phải quen thuộc trong sơ đồ 3-4-1-2 đang được nhà cầm quân người Đức xây dựng. Nhờ vậy, Hudson-Odoi được đẩy lên cao hơn và thi đấu có phần bó vào trong để cùng Mason Mount tạo thành "gọng kìm" phía dưới Timo Werner đá trung phong cắm.
Về phần Tottenham, HLV Mourinho lại thay đến 3 vị trí so với trận thua xấu hổ Brighton 0-1 cách đây vài ngày. Với màn trình diễn quá tệ, Bale đã bị loại bỏ và Carlos Vinicius chơi cao nhất trên hàng công, giúp Son Heung Min lùi xuống chơi như một hộ công lệch trái. Tại hàng thủ, Eric Dier cùng Aurier (trước đó từng "thái độ" với Mourinho khi bị thay ra sớm nhưng trong tình cảnh khó khăn, nhà cầm quân người BĐN đành mau chóng gạt "hiềm khích" cá nhân sang một bên) thế chỗ của Rondon và Davinson Sanchez.
Dù phải làm khách song Chelsea chủ động cầm bóng và tấn công theo đúng triết lý mà Tuchel muốn thổi vào đội bóng. Thế là Tottenham mặc nhiên được chơi đúng sở trường: phòng ngự - phản công. Bước đầu Spurs là đội thành công hơn khi 20 phút đầu tiên, dù Chelsea luôn kiểm soát bóng trên 75% song không có lấy nổi một pha dứt điểm nào về cầu môn Lloris, kể cả bay chệch đích đến chục mét.
Trong khi đó, thỉnh thoảng Tottenham tung ra được đòn tập kích tuy chưa đủ sức nặng để gây khó cho ai. Song trong bóng đá, mọi thứ có thể thay đổi rất nhanh chỉ sau một khoảnh khắc (thiên tài hoặc ... ngớ ngẩn). Phút 23, Azpilicueta phất đường chuyền dài vượt tuyến hướng về vùng cấm địa Tottenham và Werner không việt vị lao xuống đón bóng. Tiền đạo người Đức rất nỗ lực xoay sở hòng thoát khỏi sự đeo bám của Eric Dier và sau cùng ngã xuống sân.
Trong tình huống này, không hiểu sao một người giàu kinh nghiệm như Dier lại xử lý quá "trẻ trâu" với pha quét chân vừa thô vừa thừa thãi bởi kể cả Werner giữ được bóng thì khả năng ăn bàn vẫn rất thấp. Trọng tài chính tất nhiên có đủ căn cứ để chỉ tay vào chấm 11m mà không cần đến VAR. Như mọi khi Jorginho là người đá phạt đền và anh thực hiện cú đá "bình thường" chứ không phô diễn trò "nhảy chân sáo". Bóng bay hiểm về góc lưới và Lloris đành bó tay dù đoán đúng hướng.
Một khi Chelsea tìm được bàn thắng thì cuộc chơi càng diễn ra thuận lợi cho họ vì được mặc sức giở hết bài còn Tottenham mà cứ rình rập phòng ngự - phản công thì rất khó gỡ hòa mà nếu dồn lên đôi công thì cũng tương đối rủi ro. Trong khoảng thời gian còn lại của hiệp đầu, Jose Mourinho đã chọn phương án 1 (vẫn chơi đúng ý đồ đã được vạch ra ban đầu) và hệ quả dưới cơn mưa tầm tã, họ tiếp tục căng mình ra chịu trận.
Đôi lần bên ngoài đường pitch, tân HLV Tuchel bày tỏ cảm xúc nuối tiếc hay giận dữ trước các pha xử lý khi tấn công của các học trò, dấu hiệu hùng hồn chứng minh sự lấn lướt của The Blues. Về phần Tottenham thì họ chỉ có được một cơ hội duy nhất và tốt nhất từ đầu trận khi Son Heung Min treo bóng từ chấm đá phạt bên cánh phải và Aurier nỗ lực bật cao đánh đầu chệch cầu môn.
Tuy vậy, phút 36, Chelsea đã hứng chịu tổn thất không nhỏ khi thủ lĩnh hàng phòng ngự, Thiago Silva bị đau không thể tiếp tục thi đấu và Christensen vào thay. Chẳng rõ Mourinho có xem đó là bất lợi của đội bóng cũ nhưng sau giờ nghỉ giải lao, ông vẫ chưa tiến hành thay đổi nhân sự và cách chơi của Tottenham cũng được giữ nguyên: vẫn tập trung tối đa cho phòng ngự rồi rình rập chờ đợi thời cơ.
Do đó, Chelsea vẫn điều khiển cuộc chơi. Phút 54, nhận bóng từ Mount, Hudson-Odoi vung chân sút căng nhằm về góc xa nhưng bóng đi ra ngoài. Vài phút sau, Aurier mà không kịp can thiệp thì Werner đã có thể chấm dứt chuỗi trận tịt ngòi kéo dài ở Premier League (từ ngày 8/11 năm ngoái và kéo dài trên chục trận).
Quả thực không rõ Tottenham không muốn công (vì sợ rủi ro) hay không thể công chứ phần lớn thời gian của hiệp 2, họ vẫn đá như hiệp 1 dù tình hình đã đổi khác (đối thủ dẫn bàn trước và còn mất một trung vệ quan trọng). Thậm chí đến phút tận phút 69, Mourinho mới thay đổi nhân sự.
Trong khi đó Chelsea mà chính xác, tỉnh táo hay đột biến hơn trong một vài tình huống thì có lẽ đã sớm kết liễu được trận đấu. Chẳng hạn phút 68, Kovacic đột phá ở trung lộ và thay vì chọn giải pháp chuyền cho đồng đội ở tư thế thuận lợi, anh lại quyết định tự mình dứt điểm để rồi bóng đi ra ngoài cách khung thành đội chủ nhà đến vài mét.
Hay phút 76, Mason Mount dẫn bóng vào khu vực cấm địa của Tottenham rồi kết thúc bằng cú đá chìm chéo góc, khiến Lloris phải vất vả cứu thua. Phải đến tận phút 79, đội chủ nhà mới tung ra nổi cú dứt điểm trúng đích đầu tiên với màn dẫn bóng và tung ra cú sút chân trái khá hiểm của Lamela ở cự ly hơn 18m và Mendy đã đổ người cản phá thành công.
Chính xác gần 10 phút cuối trận, Tottenham mới thật sự bùng lên và liên tục gây ra sóng gió về cầu môn Chelsea. Nếu Spurs làm điều này sớm hơn thì rất có thể mọi chuyện đã khác. Trong đó có ít nhất 2 tình huống thật sự nguy hiểm bị bỏ lỡ đáng tiếc. Đầu tiên, Vinicius bật cao đánh đầu sau quả tạt của Aurier bên cánh phải và bóng đi chệch cột dọc trong gang tấc khi mà Mendy đã bất lực.
Sau đó, Son Heung Min khá rảnh chân bắn phá trong khu vực 16m50 và bóng bay qua xà ngang. Nhìn chung Tottenham thua trận này là quá xứng đáng khi họ đang dần chết chìm trong thứ bóng đá cũ kỹ và quan niệm quá bảo thủ của Jose Mourinho. Cần nhớ rằng trận thua Chelsea vừa rồi đã là thất bại thứ 3 liên tiếp của Mourinho ở Premier League, điều chưa từng xảy ra trong sự nghiệp huấn luyện.
Ngoài ra, "Người đặc biệt" đã phải trải qua trận thứ 7 liên tiếp không thắng nổi đội bóng cũ Chelsea trên mọi đấu trường (thua 4), ngang bằng với thành tích đối đầu tệ hại với Barca khi ông còn dẫn dắt Real Madrid. Về mặt thứ hạng, Tottenham đứng yên ở vị trí thứ 8 với 33 điểm.
Tuy tình hình chưa đến mức vượt quá kiểm soát bởi Spurs mới chơi 21 trận (Chelsea xếp thứ 6 với 36 điểm nhưng đã chơi đủ 22 trận) song với những gì đang trình diễn mà Kane vài tuần nữa mới có thể trở lại thì Spurs hứa hẹn sẽ còn lún sâu vào cuộc khủng hoảng không lối thoát và Top 4 (thậm chí Top 6) ngày càng xa tầm với còn chức vô địch thì có lẽ chỉ nằm trong giấc mơ mà thôi.
Với Chelsea thì tuần trăng mật với Thomas Tuchel đã được nối dài khi 3 trận đầu tiên dưới triều đại mới, The Blues bất bại (thắng 2) và còn không thủng lưới lần nào, tái lập thành tích của ... Mourinho vào năm 2004 (cũng giữ sạch lưới 3 trận đầu tiên dẫn dắt Chelsea). Quan trọng hơn, lối chơi và phong cách của đội bóng đã dần được định hình rõ nét.
ĐỘI HÌNH THI ĐẤU
TOTTENHAM (4-2-3-1): Hugo Lloris; Ben Davies, Eric Dier, Toby Alderweireld, Serge Aurier; Moussa Sissoko, Pierre-Emile Hojbjerg; Son Heung-Min, Tanguy Ndombele (Lucas Moura 69'), Steven Bergwijn (Lamela 69'); Carlos Vinicius.
CHELSEA (3-4-3): Edouard Mendy; Thiago Silva (Christensen 36'), Antonio Rudiger, Cesar Azpilicueta; Reece James, Jorginho, Mateo Kovacic (Kante 74'), Marcos Alonso; Mason Mount, Callum Hudson-Odoi (Pulisic 65'); Timo Werner.
Comments