Hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm gồm những gì?

Posted by do ha
5
Jul 13, 2021
397 Views

Những đối tượng cần đăng ký bản công bố sản phẩm?

Nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường cũng như an toàn, sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng. Chính phủ đã ban hành Nghị định bắt buộc các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải công bố sản phẩm trước khi lưu hành ra thị trường.

Dịch Vụ Tư Vấn Đạt Giấy Chứng Nhận Hệ Thống Quản Lý An Toàn Thực Phẩm ISO 22000:2018

Việc công bố sản phẩm được diễn ra theo 2 hình thức: Tự công bố sản phẩm và Đăng ký công bố sản phẩm. Tùy theo từng đối tượng sản phẩm được sản xuất và kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn hình thức công bố phù hợp với doanh nghiệp mình theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 6, Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định những đối tượng sau đây cần phải đăng ký bản công bố sản phẩm:

  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
  • Thực phẩm dinh dưỡng y học
  • Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt
  • Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
  • Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
  • Giấy chứng nhận ISO 22000

Ngoài ra, những đối tượng sản phẩm khác sẽ phải làm thủ tục tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật (trừ các sản phẩm quy định tại Khoản 2, Điều 4, Nghị định này).

2. Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm là gì?

Để sản phẩm hàng hóa lưu thông tự do trên thị trường thì các doanh nghiệp thực phẩm cần thực hiện thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm tại các cơ quan có thẩm quyền. Sau khi thẩm định về yêu cầu công bố chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, nếu đạt yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ sẽ cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm để tổ chức, cá nhân đó được phép lưu hành sản phẩm, hàng hóa trên thị trường.

Vì vậy, có thể hiểu giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm là kết quả kết luận của cơ quan quản lý nhà nước cho việc đạt yêu cầu đối với những sản phẩm mà doanh nghiệp đăng ký bản công bố sản phẩm sau quá trình kiểm tra và thẩm định hồ sơ.

Sau khi được cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, các cá nhân, tổ chức cần phải đảm bảo được chất lượng của các sản phẩm một cách ổn định, an toàn và đúng như những gì đã trình báo, đăng ký lên cơ quan nhà nước. Đặc biệt, tổ chức, cá nhân cần phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về tính phù hợp và độ an toàn mà mình đã công bố.

3. Mẫu giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm

Mẫu giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm được quy định tại Mẫu số 03, Phụ lục I, Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Vậy những thông tin cơ bản trên mẫu giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm là gì?

  • Tên cơ quan tiếp nhận đăng ký bản công bố thực phẩm
  • Quốc hiệu, tiêu ngữ
  • Địa điểm và thời gian đăng ký bản công bố thực phẩm (ngày, tháng, năm)
  • Tên mẫu giấy: Giaays tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm
  • Địa chỉ, số điện thoại, fax, email của doanh nghiệp đăng ký công bố thực phẩm
  • Tên các loại sản phẩm đăng ký bản công bố sản phẩm
  • Tên, địa chỉ nơi sản xuất và xuất xứ của sản phẩm
  • Số hiệu, ký hiệu và tên gọi của quy chuẩn kỹ thuật/quy định/tiêu chuẩn
  • Đại diện có thẩm quyền của cơ quan cấp giấy tiếp nhận (ký tên và đóng dấu)
Comments
avatar
Please sign in to add comment.