Kiến thức bệnh đau bao tử, dạ dày, sức khỏe, làm đẹp dinh dưỡng

Posted by Massage Healthy
3
Aug 23, 2018
3018 Views
Image

Có rất nhiều người lầm tưởng bị đau dạ dày khi cảm thấy đau bụng dữ dội, tuy nhiên việc đau dữ dội cũng không phải là nguyên nhân đau dạ dày mà nó có thể là đau bụng bình thường do ăn uống không hợp vệ sinh, do căng thẳng,... đối với đau dạ dày sẽ có những vị trí đau bụng riêng biệt để có thể nhận biết. Vậy đau dạ dày thường đau những vị trí nào?

Khi đau dạ dày sẽ đau ở những vị trí nào?

Việc “tự làm bác sĩ” của bản thân mình rất quan trọng. Bạn có thể tìm hiểu các kiến thức từ sách báo, tạp chí bạn có thể tự phán đoán ra căn bệnh của mình và trả lời các câu hỏi của bác sĩ chính xác, giúp bác sĩ chẩn đoán dễ dàng hơn căn bệnh mà bạn mắc phải.

Theo https://massageishealthy.com/

Đối với đau dạ dày thì tùy từng vị trí đau khác nhau trên vùng bụng sẽ tương ứng với một bệnh lý dạ dày khác nhau.

Đau vùng thượng vị

Vị trí đau dạ dày này thường gặp trên nhiều bệnh nhân bị bệnh. Đây là vị trí nằm trên rốn và dưới mỏm xương ức. Có người chỉ đau tức, có người đau bỏng rát, có người lại đau âm ỉ. Cơn đau có thể lan ra sau lưng hoặc lan lên ngực. Cơn đau tăng lên khi ăn các loại thức ăn cay, nóng, chua,... hay uống rượu, các loại đồ uống chứa cồn, chứa gas,... Thậm chí khi họ phải làm việc căng thẳng thì cơn đau cũng nặng lên. Người bệnh có thể ợ chua, ợ nóng, nóng rát phần bụng trên,...


Đau ở vùng thượng vị có thể là triệu chứng của đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng nhưng cũng có thể là dấu hiệu của thoát vị ở vùng thượng vị, viêm tụy hoặc sỏi mật.

Đau phần giữa bụng

Phần bụng giữa tập trung nhiều cơ quan tiêu hóa nên các triệu chứng đau ở vùng bụng này tương đối khó chẩn đoán vì có thể nhầm lẫn giữa loét dạ dày với viêm tụy, đường ruột bị nhiễm trùng, bệnh viêm ruột thừa mới chớm, viêm ở phần hang vị dạ dày.

Bác sĩ khi đó thường dựa vào kiểu đau và tần suất đau để chẩn đoán bệnh và phân biệt vị trí đau dạ dày này với các bệnh khác. Nếu bạn bị đau quặn bụng, có thể kèm theo miệng nôn trôn tháo, chỉ 1, 2 ngày rồi hết ngay thì đó có thể chỉ là triệu chứng thể hiện bạn bị ngộ độc thực phẩm mà thôi. Nếu bạn đau vùng bụng xung quanh rốn rồi lan xuống vùng bụng dưới bên phải, buồn nôn, sốt nhẹ, khi dùng tay ấn vùng đau sẽ thấy đau nhói, cơn đau càng ngày càng nặng thì có thể ban bị viêm ruột thừa. Còn khi bạn xuất hiện đau nhiều lần tại vùng bụng này, đi kèm với khó tiêu hóa thức ăn, đầy bụng, buồn nôn, ợ chua, những cơn đau âm ỉ hoặc quặn thắt, đau dù no hay đói thì rất có khả năng đó là biểu hiện của bệnh dạ dày. Hãy đến bệnh viện để bác sĩ khám và cho nội soi dạ dày để biết chính xác nhất tình hình bệnh tật của bạn.

Cần chú ý các cơn đau gây ra do đau dạ dày ở vùng bụng này thường xuất hiện ở vùng giữa chứ ít khi nghiêng về bên phải bụng hay trái bụng. Cơn đau nghiêng về bên phải bụng có thể là do sỏi thận, nhiễm trung đường tiểu, táo bón hoặc thoát vị thắt lưng. Còn cơn đau nghiêng về bên trái bụng có thể là do sỏi thận, bệnh đại tràng, táo bón hoặc viêm ruột.

Dấu hiệu và triệu chứng


Hầu hết, bệnh viêm dạ dày sẽ được cải thiện nhanh sau điều trị.

- Cảm giác cồn cào hoặc đau rát (khó tiêu) ở bụng trên, một số người mô tả như có vị chua hoặc nóng rát dạ dày. Ăn có thể gây nặng hơn hoặc cải thiện được những khó chịu.

- Buồn nôn.

- Nôn.

- Chán ăn.

- Ợ hoặc chướng bụng

- Cảm giác đầy vùng bụng trên sau khi ăn.

Ở phần lớn các trường hợp, các dấu hiệu và triệu chứng viêm dạ dày là tương đối nhẹ và trong thời gian ngắn. Đặc biệt cần lưu ý, viêm dạ dày có thể gây xuất huyết dạ dày, nhưng ít khi nặng trừ khi cũng bị loét niêm mạc dạ dày. Dấu hiệu xuất huyết dạ dày bao gồm nôn ra máu (có thể giống màu bã cà phê), và phân có máu (thường màu đen hoặc như hắc ín).

Khi viêm dạ dày xảy ra đột ngột được gọi là viêm dạ dày cấp. Trong giai đoạn cấp của bệnh, viêm dạ dày gây buồn nôn và đau hoặc khó chịu vùng bụng trên. Đối với những bệnh nhân vị viêm dạ dày tiến triển từ từ được gọi là viêm dạ dày mạn, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh có thể khác với dấu hiệu và triệu chứng của viêm dạ dày cấp. Bạn có thể đau âm ỉ vùng bụng trên, cảm giác đầy bụng và chán ăn sau vài miếng ăn. Với nhiều người, viêm dạ dày mạn thực sự không có dấu hiệu và triệu chứng nào.

Phương pháp điều trị bệnh đau dạ dày

- Dùng 3,4 quả đu đủ tươi ép lấy nước, chia làm 3 lần uống. Uống trước khi ăn 30. Ăn tới mấy chục quả đu đủ thì có thể khỏi hẳn.

- Ngâm rau thơm vào rượu vang theo tỉ lệ 1:1 vào bình. Đóng kín bình ngâm trong vòng 6 ngày xong đó lấy ra uống sáng, trưa, tối. Uống liền trong 3 tháng là khỏi bệnh. Nếu ngâm rau thơm vẫn còn xanh thì ăn vào càng tốt.

- Mật ong 0.5 kg đun bằng lửa nhỏ. Vừa đun vừa khuấy cho tới khi mật ong có bọt màu vàng sậm, cho 1.5 lạng bột mì và khuấy đều, thêm 2 lang bột soda cho tới khi tan bọt là được. Đổ ra chai, uống 3 lần trước lúc ăn cơm 20’ mỗi lần uống 1 thìa. Cách này dùng để chữa viêm dạ dày mãn tính và loét dạ dày

- Một quả Tim lơn thái mỏng 3-4 mm, rắc đều bột hạt tiêu trắng lên miếng tim đã thái,. Sau đó hấp vào nổi cơm, ăn vào buổi sáng khi đói bụng. Mỗi ngày 1 quả. Cứ như vậy 7 ngày sẽ khỏi. Cách này chữa viêm dạ dày

- Khoai tây gọt bỏ vỏ, ép lấy nước, rồi đun sôi lên uống. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 1 thìa trước bữa ăn. Uống liên tục trong 3 đến 4 tuần sẽ trợ giúp chữa trị loét dạ dày và hành tá tràng

Lưu ý các biện pháp trong khi điều trị bệnh thì người bệnh nên kiêng các đồ ăn chua, cay, các thức uống có cồn.

Cách phòng tránh và điều trị

- Không nên uống cafe, các chất kích thích

- Không uống bia rượu

- Không nên ăn đồ lạnh

- Không nên ăn đồ cay, đồ chua , các chất tạo lên axit

- Nên ăn theo bữa và không để bụng quá đói hoặc quá no

- Không được tập thể dục sau khi vừa ăn xong

- Không nên vừa ăn xong đã nằm, mà nên đợi 10 phút

- Nên mát xa vùng bụng trước khi ngủ

Như vậy, ViCare đã cung cấp cho các bạn những vị trí mà bạn dễ dàng nhận biết mình đang bị đau dạ dày để có biện pháp điều trị cũng như chế độ ăn uống phù hợp để bệnh giảm đi.

Bệnh dạ dày là một trong những bệnh có thể nhận biết thông qua triệu chứng đau bụng. Tuy nhiên để biết cơn đau bụng có phải xuất phát từ lý do đau dạ dày hay không thì chúng ta cần chú ý nhận biết bệnh dạ dày qua vị trí đau bụng như sau:

Bệnh dạ dày nói chung và viêm loét dạ dày nói riêng là bệnh phổ biến hàng đầu trong các bệnh đường tiêu hóa, bệnh xuất hiện ở nhiều quốc gia và ở mọi lứa tuổi. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách bệnh có thể gây ung thư dạ dày. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, tỷ lệ người bệnh ước tính khoảng 10%, hàng năm tăng khoảng 0,2%. Ở Việt Nam, theo điều tra trong những năm gần đây, bệnh chiếm khoảng 26% và thường đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Theo Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, 70% người Việt có nguy cơ bị đau dạ dày.

Nhận biết bệnh dạ dày qua vị trí đau bụng - vùng bụng trên (thượng vị)

Vùng bụng trên (thượng vị) được xác định là vùng nằm giữa rốn và mũi sống ức. Cơn đau tại vị trí này có đặc điểm quặn thắt và kéo dài.

Thường là bệnh nhân cảm thấy đau xót xa giống như bị chà ớt, nóng bụng như phỏng lửa, hay thường cảm thấy đói, thường là đói đau nhiều hơn. Ăn giúp cho đỡ đau nhưng sau khi ăn cảm thấy đầy hơi đầy bụng. Bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu , đôi khi ói, thường là đau vào lúc đêm hay gần sáng. Họ có thể phải thức dậy để ăn cho bớt đau. Các đồ ăn như cà phê, trà, bạc hà, các chất chua cay có thể làm đau nhiều hơn.

Nhận biết bệnh dạ dày qua vị trí đau bụng ở vùng thượng vị ta cũng có thể dựa vào dấu hiệu là thường những cơn đau sẽ xuất hiện sau bữa ăn khoảng 2-3 tiếng, chính là lúc ta tập trung làm việc và nghỉ ngơi. Điều này khiến cho sức khỏe và đời sống của người bệnh ảnh hưởng rất lớn. Qua những nhận biết bệnh dạ dày qua vị trí đau bụng như đã kể trên, nếu bạn gặp những cơn đau tại vị trí này thì rất có khả năng bạn đã bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày. Khi chức năng dạ dày hoạt động kém hiệu quả sẽ gây ra thức ăn thừa và đó chính là nguyên nhân gây đau thượng vị

vicare.vn-phat-hien-benh-da-day-qua-vi-tri-dau-bung-body-1

Nhận biết bệnh dạ dày qua vị trí đau bụng - đau vùng bụng phía trên, bên trái:

Không chỉ gây đau ở vùng thượng vị, bệnh đau bao tử đôi khi có thể gây ra các cơn đau ở phía trên, bên trái bụng. Dấu hiệu nhận biết bệnh dạ dày qua vị trí đau bụng này rất ít gặp nhưng cũng không nên bỏ qua. Để chắc chắn nhận biết được bệnh đau dạ dày qua vị trí đau bụng này người bệnh nên dựa thêm vào các triệu chứng khác của bệnh đau dạ dày như ợ nóng, ợ chua, nôn và buồn nôn, ăn uống lâu tiêu, đầy bụng... để chuẩn đoán bệnh chính xác bệnh.

Nhận biết bệnh dạ dày qua vị trí đau bụng - đau và khó chịu ở vùng bụng dưới rốn

Phần dưới rốn là vị trí của đại tràng, nếu bị đau ở đây có khả năng bạn bị rối loạn chức năng, viêm đại tràng, loét đại tràng. Những triệu chứng lâm sàn thường là bị rối loạn trong đại tiện, người bệnh không duy trì thói quen như thường ngày được, đi ngoài nhiều lần có khi khi bị táo, lúc thì tiêu chảy. Bên cạnh đó còn có những dấu hiệu nhận biết bệnh dạ dày qua vị trí đau bụng này như buồn nôn, đau quặn từng cơn, mệt mỏi trong người.

Cần phân biệt với tình trạng bị đau bụng kinh ở phụ nữ. Cũng bị đau vùng bụng dưới nhưng chứng đau thường có xu hướng lan truyền xuống dưới đùi và bị đau ở phần lưng dưới. Có thể bị buồn nôn, mệt mỏi, buồn nôn, tay chân rã rời.

vicare.vn-phat-hien-benh-da-day-qua-vi-tri-dau-bung-body-2

Nhận biết bệnh dạ dày qua vị trí đau bụng - cơn đau nghiêng về bên trái bụng

Cụ thể để là vị trí bên trái chếch lên phía trên: cần thận với chứng bệnh rối loạn đại tràng, phụ nữ thì cảnh giác thêm các bệnh u nang buồng trứng.

Vị trí đau bên trái chếch xuống dưới là dấu hiệu nhận biết bệnh dạ dày qua vị trí đau bụng: có rất nhiều bệnh về dạ dày và đại tràng ở khu vực đau này. Phải kể đến viêm loét dạ dày hành tá tràng, hội chứng Crohn, bệnh viêm đại tràng.

Đau bụng trên bên phải

Nếu đau bụng vùng hạ sườn phải kèm theo biểu hiện chán ăn, ăn không ngon miệng, đầy bụng, khó tiêu có thể do các bệnh lý liên gan đến gan như viêm gan, xơ gan..

Nếu đau dữ dội vùng bụng bên phải, đau lan ra giữa bụng và xuyên ra sau lưng có thể bị viêm túi mật hoặc tiêm tụy, tá tràng

Bụng dưới bên phải

Đau bụng vùng hố chậu phải âm ỉ, liên tục, tăng dần: Lúc đầu thường đau ở khu vực xung quanh rốn sau đó khu trú dần về hố chậu phải, kèm theo các triệu chứng khác như nôn, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, sốt nhẹ hoặc sốt vừa.. Các triệu chứng như vậy mô tả triệu chứng đau bụng thường gặp trong bệnh viêm ruột thừa.

Đối với nữ giới, viêm tử cung, buồng trứng, vòi trứng cũng gây đau bụng dưới, đặc biệt là đau bụng dưới do u nang buồng trứng xoắn hoặc chửa ngoài dạ con vỡ, nếu ở bên hố chậu phải thì rất dễ nhầm với viêm ruột thừa cấp tính. Cũng như đau thượng vị, để chẩn đoán chính xác đau hạ vị rất cần có sự hỗ trợ tích cực của cận lâm sàng. Ngoài đau bụng khu trú ở thượng vị hay hạ vị thì có thể gặp đau bụng không thấy khu trú rõ ràng ở một vùng nào nhất định như xoắn ruột, tắc ruột, viêm phúc mạc...

Biểu hiện đau bụng có thể gặp trong nhiều bệnh, vì thế khi bị đau bụng chưa rõ nguyên nhân thì tạm thời không cho người bệnh ăn uống nhiều loại. Người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế, không tự ý dùng thuốc hay dùng thuốc theo sự mách bảo của người không phải là thầy thuốc.

Comments (1)
avatar
Massage Healthy
3

Massage Is Healthy - Kien Thuc Benh Da Day Suc Kho

good article, information for person have stomache

Aug 23, 2018 Like it
avatar
Please sign in to add comment.